Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Thứ bảy, 20/04/2024
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome
Tài liệu ISO

3. QT-TT 03 - Quy trình Tiếp dân

1. MỤC ĐÍCH

Quy định phương pháp, tổ chức, mối quan hệ công tác và trách nhiệm trong công tác tiếp công dân.

Tiếp nhận các thông tin kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình .

Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình để xem xét ra quyết định giải quyết, kết luận giải quyết hoặc trả lời cho công dân biết theo đúng thời hạn quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng chính sách, pháp luật, đúng cơ quan có thẩm quyền để xem xét giải quyết.

2. PHẠM VI

Áp dụng tại các buổi tiếp công dân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình.

Thực hiện giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, có hiệu lực từ ngày 01/7/2012.

Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011, có hiệu lực từ ngày 01/7/2012.

4. ĐỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT

Tiếp công dân là tổ chức các nhân đến nơi tiếp công dân để tiếp xúc gặp gỡ trao đổi một số vấn đề liên quan đến việc các công dân, tổ chức có nhu cầu trình bày khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Nơi tiếp công dân là nơi để người tiếp công dân đến trực tiếp tiếp công dân; Phải được niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của người tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo; Bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Tiếp công dân định kỳ là định kỳ hàng tháng theo quy định của luật khiếu nại, tố cáo thì ít nhất phải bố trí lịch tiếp công dân một ngày đối với thủ trưởng cơ quan nhà nước; lịch tiếp công dân phải được ghi cụ thể thời gian, địa điểm và chức vụ người tiếp công dân; được thông báo công khai cho các tổ chức cá nhân biết.

Tiếp công dân thường xuyên là hàng ngày chuyên viên tiếp công dân được cử để tiếp công dân đến trình bày khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại phòng tiếp công dân của Sở hoặc theo nhiệm vụ tiếp dân, thực hiện việc tiếp công dân tại phòng tiếp công dân của Sở.

Tiếp công dân đột xuất là những buổi tiếp công dân khi có yêu cầu cần thiết.

     Người tiếp công dân, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh.

     Tiếp công dân là người được giao nhiệm vụ tiếp công dân có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; phải có sổ ghi chép, theo dõi việc tiếp công dân; tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

     Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là các tổ chức cá nhân hoặc cán bộ công chức thực hiện quyền khiếu nại tố cáo kiến nghị phản ánh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân; phải trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quaqn đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.

Về đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Đơn thư là đơn được thể hiện bằng tiếng việt, có nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh rõ ràng do các cơ quan, tổ chức, cá nhân đến tại nơi tiếp công dân để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị, phản ánh là do các cơ quan tổ chức, cá nhân gửi đến tại nơi tiếp công dân, kiến nghị, phản ánh trực tiếp với thủ trưởng cơ quan, chuyên viên tiếp công dân thì người tiếp công dân hướng dẫn họ viết thành đơn hoặc ghi lại nội dung kiến nghị phản ánh và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ.

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.

Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại bao gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.

Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo.

Người bị khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại.

Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo.

 

5.  NỘI DUNG QUY TRÌNH

(Chi tiết tải về tại đây)

Thủ tục khác