Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Thứ ba, 19/03/2024
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome

Triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo gắn với giải quyết việc làm

Thứ tư, 20/03/2019

Ngày 19/3, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo, gắn với giải quyết việc làm và du học nghề năm 2019. Dự hội nghị có cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố; lãnh đạo các cơ sở đào tạo nghề và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Minh Quang

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song với việc sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp thu hút học viên, thời gian qua, công tác đào tạo nghề ở địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Tính riêng trong năm 2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh 20.219 người. Trong đó trình độ cao đẳng là 931 người (chiếm 4,6%), trình độ trung cấp là 4.637 người (chiếm 22,94%), trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng là 14.651 người (chiếm 72,46%). Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề đều chú trọng làm tốt công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho học viên. Năm 2018, trong tổng số 17.638 người học tốt nghiệp, trong đó, đa số học viên, nhất là học viên tót nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng đã tìm được việc làm do nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật ngày càng có xu hướng tăng lên. Mức thu nhập bình quân của người học tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng từ 4 – 9 triệu đồng/tháng. Số người học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có mức thu nhập thấp hơn, từ 1 – 3 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, hiện nay công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh ta còn nhiều thách thức: Nhận thức của người học, nhà tuyển dụng vẫn còn nặng tâm lý về bằng cấp nên nhiều gia đình mong muốn con học đại học để tăng cơ hội có việc làm, tăng thu nhập, không muốn cho con học nghề; Hiệu quả công tác phân luồng học sinh THCS, THPT tham gia học nghề chưa cao; Chế độ đãi ngộ cho người học nghề sau khi tốt nghiệp chưa phù hợp nên chưa thu hút được học sinh học nghề… Những khó khăn này đã được đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, một số doanh nghiệp… phân tích, thảo luận tại hội nghị, qua đó, kiến nghị những giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh trong năm 2019.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội thông báo một số kết quả nổi bật trong công tác xuất khẩu lao động năm 2018, đồng thời phổ biến Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án số 27/ĐA-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh về bổ sung hình thức chính sách du học nghề vào Đề án số 12/ĐA-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh về xuất khẩu lao động tỉnh Ninh Bình. Theo Đề án mới được bổ sung, các đối tượng tham gia du học nghề sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ chi phí học ngoại ngữ, vay vốn du học nghề. Đối tượng thụ hưởng bao gồm học sinh, sinh viên, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người dân tộc thiểu số, thân nhân người có công với cách mạng; người lao động thuộc hộ bị thu hồi đất, người thuộc hộ gia đình thuộc diện khó khăn; thuộc hộ gia đình tại 55 xã đặc thù trong tỉnh.

Nguồn: baoninhbinh.org.vn

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử