1.MỤC ĐÍCH
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thiết lập, ban hành và duy trì Quy trình Thanh tra để thống nhất nội dung các bước thực hiện công tác thanh tra nhằm:
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sai phạm trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục.
- Phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân.
2.PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Phạm vi áp dụng:
Quy trình này được áp dụng trong hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Sở theo nhiệm vụ và chức năng được quy định hoặc do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ .
2.2 Trách nhiệm và quyền hạn:
- Cán bộ công chức Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra, tham mưu Chánh thanh tra ban hành kế hoạch thanh tra hàng năm trình Giám đốc Sở phê duyệt và báo cáo hiệp y với Thanh tra Tỉnh. Tổ chức thực hiện thanh tra sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Lãnh đạo Sở quyết định phê duyệt kế hoạch hàng năm, ra các Quyết định thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có).
3. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT :
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: SLĐTBXH
- Kết luận thanh tra: KLTT
- Thanh tra: TTr
- Kế hoạch thanh tra: KHTT
- Báo cáo thanh tra: BCTT
4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Tiêu chuẩn TCVN TSO 9001-2008.
- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNamthông qua ngày 15/11/2010.
- Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, có hiệu lực ngày 01/7/2012.
- Luật tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011, có hiệu lực ngày 01/7/2012.
- Nghị định số 07/2012/NĐ - CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
- Nghị định số 39/2013/NĐ - CP ngày 24/04/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
(Chi tiết tải về tại đây)