Sở Lao động TB&XH tỉnh Ninh Bình
Thứ năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome
Chi tiết câu hỏi
Người hỏi Hoàng Thị Hương
Ngày đăng 17/06/2018
Câu hỏi Em hiện đang làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn giày da chung jye tại cụm công nghiệp khánh nhạc Ninh Bình ạ . Em bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về công ty có cho em hưởng tai nạn lao động và khi làm thủ tục để giám định y khoa Em chỉ có giấy ra viện do bệnh viện cấp cứu cho em cấp thôi . Bên công ty có yêu cầu Em phải có bệnh án hoặc những giấy tờ có liên quan khi khám , nhưng Em không có . thế em chỉ có giấy ra viện có đủ điều kiện để làm hồ sơ giám định y khoa không ạ .mong tổng đài tư vấn giúp em ạ . Em xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Về vấn đề Bà hỏi, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Thứ nhất, điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:

Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Như vậy, trường hợp của bà bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc đến nơi ở, nếu bà đi làm trên tuyến đường hợp lý, trong khoảng thời gian hợp lý thì được xác định là bị tai nạn lao động.

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động thì người lao động phải có kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên của Hội đồng giám định y khoa.

 Thứ hai, về giám định y khoa:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, việc giám định mức suy giảm khả năng lao động được quy định:

Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định;

c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị“.

Vậy, sau khi điều trị ổn định, bà có thể làm hồ sơ giám định y khoa nhằm xác định tỷ lệ thương tật để hưởng chế độ tai nạn lao động.

Hồ sơ giám định thương tật lần đầu được hướng dẫn quy định tại khoản khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2016/TT-BYT như sau:

+) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

+) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, Điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

Thủ tục giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

Căn cứ Điều 16 Thông tư 14/2016/TT-BYT quy định như sau:

– Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc trung ương tiếp nhận hồ sơ giám định y khoa đối với giám định lần đầu, khám giám định lại; giám định tổng hợp;

–  Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị giám định y khoa, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế gửi cho người đề nghị giám định Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp hồ sơ giám định y khoa hợp lệ: Hội đồng Giám định Y khoa có trách nhiệm tiến hành khám giám định cho người lao động trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

– Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Bộ Y tế có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu giám định.

Như vậy

Hồ sơ giám định y khoa chỉ yêu cầu Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp, Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời, hướng dẫn Bà được biết và thực hiện./.

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Link vào W88: https://139.99.113.80/ Nhà cái KUBET: https://51.79.131.31/