Sở Lao động TB&XH tỉnh Ninh Bình
Thứ năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome

Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến"

Thứ bảy, 31/08/2024
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng 31/8, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc "Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến".

 Hội nghị trực tuyến toàn quốc

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình.

Cùng dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại tỉnh Ninh Bình, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh chủ trì điểm cầu. Cùng dự có các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố trong tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) tính từ năm 2011 đến nay. Để bước vào giai đoạn 3-phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập DVCTT toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%. Hoàn thành phổ cập DVCTT toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.

Để triển khai DVCTT trong giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, thực chất là phổ cập DVCTT theo hướng trực tuyến toàn trình, các bộ, ngành, địa phương cần đạt mục tiêu phát triển DVCTT toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025. Cụ thể, năm 2024, với các bộ, ngành, tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành, tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương đạt tối thiểu 70%.

Để đạt được các mục tiêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. 

Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; đào tạo nhân lực số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.

Đối với tỉnh Ninh Bình, tính đến 15/8/2024, tỉ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến của dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 83,95%; tỉ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 78%; tỉ lệ đồng bộ hồ sơ lên cổng dịch vụ công quốc gia đạt 85,2%, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2023...

Hội nghị đã nghe các báo cáo, thảo luận về tình hình, kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả của dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo, tham luận, ý kiến phát biểu, giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong thời gian tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh thêm một số nội dung trọng tâm về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý; những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; quan điểm, định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. Khẳng định, chuyển đổi số có vai trò rất quan trọng, góp phần thay đổi phương thức lãnh đạo, chỉ đạo trong tình hình mới, phù hợp, hiệu quả, nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Thủ tướng chỉ rõ 1 mục tiêu, 2 trụ cột, 3 đột phá, 4 không và 5 tăng cường trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu trong triển khai dịch vụ công trực tuyến. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý trong triển khai, thực hiện nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn", thúc đẩy, khơi thông mọi nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội. 

Cắt giảm, đơn giản hóa tối đa các quy định kinh doanh, TTHC, tạo môi trường công khai, minh bạch, trong sạch. Cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% TTHC và cắt giảm ít nhất 50% chi phí tuân thủ TTHC nội bộ. Khẩn trương phân quyền cho các địa phương thực hiện các TTHC. Sớm trình ban hành đầy đủ các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Giao dịch điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì).

Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Rà soát, đánh giá lại, đổi mới cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về mức độ, thuận lợi, đơn giản, thân thiện với người dùng. Thực hiện thành công các nhiệm vụ đến năm 2025, 100% TTHC đủ điều kiện được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tối thiểu 80% hồ sơ TTHC được xử lý hoàn toàn trực tuyến. Hoàn thành cung cấp toàn bộ 53/53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06. 

Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện DVCTT cho người dân, doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện, trình ban hành Đề án "Tuyên truyền, phổ biến về cung cấp và sử dụng hiệu quả DVCTT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trong tháng 9/2024...

 

Nguồn: baoninhbinh.org.vn

 

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Link vào W88: https://139.99.113.80/ Nhà cái KUBET: https://51.79.131.31/