Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình
Chủ nhật, 28/04/2024
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome

Hiệu quả từ phong trào thi đua “ Cả nước chung tay vì người người, không để ai bị bỏ lại phía sau”

Thứ năm, 21/12/2023

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”, trong những năm qua, Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội luôn chú trọng việc xây dựng, hưởng ứng, tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, là trách nhiệm không chỉ của tập thể lãnh đạo Sở, các tổ chức đoàn thể trong cơ quan mà còn là trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành.

Việc tổ chức các phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị, hoạt động của ngành trong cả giai đoạn và từng thời kỳ nhằm động viên, khích lệ cán bộ công chức, viên chức lao động phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, thường xuyên học tập, đổi mới tư duy và phong cách làm việc, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

1. Về công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai các văn bản

Trong những năm qua, Sở đã kịp thời tổ chức quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; UBND tỉnh về công tác thi đua, khen  thưởng. Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước đến tận cơ sở, lấy cơ sở làm nền tảng, vì vậy các phong trào thi đua đã huy động được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia.

2. Về tổ chức thực hiện các phong trào thi đua

Năm 2023, hưởng ứng các phong trào thi đua do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Ninh Bình, các cấp, các ngành phát động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trọng tâm là phong trào thi đua: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện nếp sống văn hóa công sở”; đồng thời tích cực triển khai thực hiện các phong trào thi đua trong toàn Ngành, điển hình là phong trào “Ngành Lao động TBXH chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”....

Bên cạnh đó, Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên tổ chức và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện chủ đề công tác năm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh việc “Giữ vững kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, hiệu quả thực chất”. Qua đó, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị; phẩm chất đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, tính kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm công vụ... của cán bộ, đảng viên và người lao động thuộc ngành.

3. Kết quả phòng trào thi đua “ Ngành Lao động Thương binh và Xã hội chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Trong những năm qua, Ngành đã chủ động tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách quan trọng để chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác giảm nghèo. Điển hình như: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 06/12/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025. Trong năm,Sở đã chủ độngtham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành02 Nghị quyết; trình UBND tỉnh ban hành 06 Quyết định, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.Đặc biệt, tháng 3/2023, Sở đã tham với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 43 về hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, với mức hỗ trợ không hoàn lại 100 triệu đồng/căn xây mới, 50 triệu/căn sửa chữa, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có khó khăn về nhà ở. Theo đó, năm 2023 có 495 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí trên 41,1 tỷ đồng. Đến nay, 100% hộ đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

 

Ảnh: Đại diện Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Yên Mạc trao tiền tạm ứng hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở

Tích cực phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện tổ chức 10 hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với gần 2.000 người đại diện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo;tổ chức 02 lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xây dựng dự án đạ dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 08 hội nghị tập huấn, truyền thông về thực hiện CTMTQG giảm nghèo bền vững cho 2000 đại biểu; in 34.960 tờ rơi tuyên truyền.

 

Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị đối thoại với hộ nghèo tại huyện Yên Khánh

 Triển khai các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Trong năm, đã hoàn thành việc giải ngân kinh phí ngân sách trung ương phân bổ cuối năm 2021 thực hiện 12 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng số tiền 2.039 triệu đồng, đã hỗ trợ, tạo động lực cho trên 180 hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đồng thời tiến hành giải ngân kinh phí thực hiện năm 2022 và 2023, với trên 93 dự án hỗ trợ chăn nuôi và trồng cây hỗ trợ 1624 hộ nghèo, cận cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ khuyết tật không có sinh kế ổn định.

Ảnh: Mô hình VAC của hộ ông Lê Văn Tiến, Thôn Đường 10 Tây, xã Xuân Chính, huyện Kim Sơn (điển hình trong phong trào thi đua Vì người nghèo giai đoạn 2021-2025)

 Hằng năm, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trên 500 nghìn đối tượng là trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện hỗ trợ tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo kịp thời, đúng quy định, với định mức hỗ trợ là 55,4 nghìn đồng/hộ/tháng; hỗ trợ miễn giảm học phí, chi phí học tập và tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách với tổng kinh phí hỗ trợ trên 13 tỷ đồng cho 15.610 hộ nghèo và cận nghèo. Trong năm qua, có trên 2.137 lượt đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất với tổng kinh phí 133,998 tỷ đồng.

 

 Ảnh: Chi nhánh NHCSXH huyện Yên Mô kiểm tra nguồn vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay phát triển sản xuất, kinh doanh

Việc tham mưu và triển khai thực hiện các chính sách trên đã góp phần thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững; từng bước nâng mức sống của nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo, các nhóm đối tượng yếu thế, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các vùng, các khu vực và giữa các nhóm hộ nghèo với các nhóm hộ giàu, hạn chế tối đa số hộ tái nghèo, góp phần góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 3,07% năm 2021 xuống còn 1,86% năm 2023.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện phong trào thi đua tại Sở vẫn còn tồn tại, hạn chế, như:

- Công tác tuyên truyền về hiệu quả của các phong trào thi đua chưa được thực hiện thường xuyên. Một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của chương trình giảm nghèo bền vững, vẫn còn 1 số ít người có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên thoát nghèo.

- Việc phát hiện và giới thiệu gương điển hình chưa được quan tâm đúng mức nhất là tại cấp cơ sở.

- Việc tổ chức phong trào thi đua ở một số địa phương, đơn vị chưa toàn diện trên các lĩnh vực của ngành, nội dung thi đua còn chung chung, thiếu những chỉ tiêu và giải pháp cụ thể. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện phong trào thi đua của Ngành chưa được thường xuyên, liên tục.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua, Sở đề ra những nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Ngành và toàn xã hội trong thực hiện các phong trào thi đua, về công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Hai là, chú trọng công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng (trong đó có nhóm đối tượng yếu thế), với chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể; thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện. Chú trọng sơ kết, tổng kết, kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung phù hợp; kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, phổ biến những mô hình hay, cách làm sáng tạo để các đơn vị, địa phương nghiên cứu, vận dụng.

Ba là, lồng ghép công tác xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phát huy vai trò làm chủ, năng lực sáng tạo, tạo nền tảng để mô hình phát triển bền vững, phong phú đa dạng./.

 

Vũ Thị Phượng

Bài viết khác
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử