Sở Lao động TB&XH tỉnh Ninh Bình
Thứ năm, 21/11/2024
Chào mừng bạn đến với Website Cổng thông tin điện tử Sở lao động thương binh xã hội ninh bình. Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Filefox và Chrome

Nối dài hành trình tri ân, “Đền ơn đáp nghĩa”

Thứ tư, 27/07/2022
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta gắn liền với các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Từ quá trình lịch sử đấu tranh giữ nước, đạo lý hiếu nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” đã trở thành truyền thống, bản sắc của người Việt Nam. Trong suốt 75 năm qua, hành trình tri ân của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với các thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, NCC với cách mạng luôn được thể hiện bằng những hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các đại biểu người có công.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà các đại biểu người có công.
Nỗ lực trả món nợ ân tình
Kết quả tổng rà soát theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 27/10/2013 về Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi NCC với cách mạng trong 2 năm 2014, 2015, vẫn còn khoảng 28.500 trường hợp tự kê khai là NCC chưa được hưởng chính sách. Các trường hợp kê khai nêu trên chủ yếu do không có căn cứ, giấy tờ, tài liệu để thiết lập hồ sơ, nhiều trường hợp đã lập hồ sơ nhưng không đủ điều kiện giải quyết…
Với phương châm “không để bất cứ NCC nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của nhân dân”, ngay từ những ngày đầu về Bộ LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã xác định, giải quyết chế độ chính sách đối với NCC là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, cần được ưu tiên thực hiện. Bộ trưởng đặt ra nhiệm vụ với ngành LĐ-TB&XH là ưu tiên giải quyết hồ sơ NCC diện tồn đọng thật khẩn trương nhưng phải đảm bảo chặt chẽ ở mức độ nhất định, cơ chế phải mở, phải thông thoáng.
Ngay trong năm 2016, Bộ trưởng đã chỉ đạo ngành LĐ-TB&XH triển khai thí điểm giải quyết hồ sơ tồn đọng tại 5 tỉnh, thành phố: Lai Châu, Bắc Kạn, Thái Bình, Đà Nẵng và Long An. Tập trung xác nhận NCC với cách mạng gồm 3 đối tượng: Liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Sau đó mở rộng thêm 4 địa phương gồm: Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Tiền Giang. Cách làm theo một quy trình chặt chẽ, công khai, dân chủ, có sự giám sát của người dân, cán bộ lão thành và cựu chiến binh, với trách nhiệm cao nhất của các cấp, ngành và thông tin được công khai trên các cơ quan thông tin đại chúng, tại cơ sở.
Từ kết quả đó, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 10/5/2017; tiếp đó Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc NCC với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các địa phương giải quyết hồ sơ xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh còn tồn đọng tại các địa phương theo trình tự, thủ tục, hồ sơ cụ thể. Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, ngày 20/3/2017, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH đã ký Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận NCC.
Hơn 5 năm qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự giám sát của MTTQ Việt Nam các cấp, nhất là ý kiến của các bậc lão thành cách mạng, lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ, đến nay cả nước đã xem xét giải quyết  hơn 7.000 hồ sơ, trong đó trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với trên 2.000 liệt sĩ; các địa phương, đơn vị công nhận trên 2.500 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, những hồ sơ không đủ điều kiện kết luận và giải thích cho thân nhân và đối tương thấu tình, đạt lý, đến nay không có đơn thư kiếu nại.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công cho các thân nhân liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao Bằng Tổ quốc ghi công cho các thân nhân liệt sĩ nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022).
Đạo lý tri ân
Hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi NCC ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với từng thời kỳ cách mạng, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của NCC và thân nhân NCC với cách mạng. Hằng năm, ngân sách nhà nước (NSNN) đã dành nhiều ngàn tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ cấp, chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo, miễn giảm thuế, cải thiện nhà ở, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, chương trình dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách; mở rộng hệ thống cơ sở dịch vụ và sự nghiệp để phục vụ thương binh, thân nhân liệt sĩ và NCC; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; xây dựng, tu bổ, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ; cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, thông báo tin mộ liệt sĩ giúp thân nhân liệt sĩ tìm mộ và thăm viếng mộ, nghĩa trang liệt sĩ… đã góp phần thực hiện tốt công tác tri ân, đền ơn đáp nghĩa, từng bước nâng cao đời sống NCC và thân nhân NCC với cách mạng.
Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng (khóa XII) "Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác NCC với cách mạng", Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ban, ngành và địa phương tổng kết việc thi hành Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng, nghiên cứu xây dựng và trình UBTV Quốc hội ban hành Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020, với mục tiêu sửa đổi căn bản, toàn diện Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi NCC với cách mạng.
Theo thống kê từ Cục Người có công, đến nay, việc xác nhận các đối tượng NCC với cách mạng cơ bản đã hoàn thành với trên 9 triệu người, trong đó có trên 1,2 triệu liệt sĩ; 127.000 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trên 800.000 thương binh; 110.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học… Hàng năm, ngân sách nhà nước chi trên 30.000 tỷ đồng tiền chính sách ưu đãi dành cho NCC.
Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho ông Nguyễn Minh Tâm, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn, trú tại thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị.
Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho ông Nguyễn Minh Tâm, cựu TNXP có hoàn cảnh khó khăn, trú tại thôn Phương An 2, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị.
Cùng với chính sách ưu đãi của Nhà nước, phát huy truyền thống dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và NCC đã trở thành tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội. Nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa thiết thực đã được thực hiện sâu rộng như: Xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, nhà tình nghĩa, vườn cây tình nghĩa, sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn, con liệt sĩ mồ côi, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Những phong trào đó đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với thương, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và NCC.
Trong năm 2020, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã tiếp nhận sự ủng hộ hơn 472 tỷ đồng, xây mới hơn 6.100 căn nhà, sửa chữa gần 3.000 căn nhà với tổng số tiền gần 272 tỷ đồng; cả nước có 4.183 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các đơn vị, tổ chức nhận phụng dưỡng, chăm sóc suốt đời.
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, đã hỗ trợ 393.707 hộ gia đình NCC có khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí 10.654 tỷ đồng, tặng 61.654 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá gần 104 tỷ đồng. Đồng thời đã xóa trên 16.000 hộ NCC thuộc diện nghèo. Hiện, hơn 98,5% gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của dân cư nơi cư trú.
Đoàn viên thanh niên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Đoàn viên thanh niên thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Khắp mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S, tri ân thương binh, liệt sĩ đã trở thành hoạt động thường xuyên, được Nhà nước và người dân chung tay thực hiện để có thể chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn cho đời sống NCC. Hành trình tri ân NCC được tiếp nối bởi sự tham gia của toàn xã hội, khẳng định giá trị trường tồn của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc.  
 
Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Link vào W88: https://139.99.113.80/ Nhà cái KUBET: https://51.79.131.31/